Trẻ em như búp trên cành, tuy rằng trẻ nhỏ có thể hơi lỳ lợm (như giai đoạn trẻ Khủng hoảng tuổi lên 3) nhưng vẫn rất mong manh. Cha mẹ cần thấu hiểu tâm lý của trẻ để phê bình con hiệu quả, tránh làm con trẻ tự ti, dồn nén cảm xúc dẫn đến những phản ứng không mong muốn.
Đọc thêm: Bạn đang cần tìm ghế ăn cho bé tốt nhất và giá rẻ nhất?

Những chú ý giúp cha mẹ phê bình con hiệu quả hơn trong cuộc sống gia đình[/b]
1. Sử dụng từ ngữ hợp lý
Trẻ em rất mong manh, cha mẹ cần chú ý không nên dùng những từ ngữ khiếm nhã, từ tục xúc phạm đến nhân phẩm cũng như danh dụ của con. Ví dụ như: “mày là đồ bỏ đi”, “mày là đồ ngu xuẩn”… Đó là những từ ngữ xúc phạm hết sức nghiêm trọng với trẻ nhỏ.

2. Những cuộc nói chuyện riêng
Con của bạn đã đủ lớn, đủ khả năng nhận thức và hiểu biết, tốt nhất các bạn nên có những cuộc nói chuyện riêng để trao đổi và phê bình trẻ một mình. Chú ý không được làm trẻ bị bẽ mặt trước người thân cũng như bạn bè của trẻ, như vậy sẽ gây nên sự ảnh hưởng đến lòng tôn trọng của trẻ.



3. Phê bình một cách tinh tế
Trước khi đưa ra những lời phê bình, phê phán về khuyết điểm của con, các bạn nên có những nhận xét và ưu điểm mà con đã có. Sau đó hãy chỉ ra sai lầm khuyết điểm của trẻ, giúp trẻ hiểu nó sẽ ảnh hưởng thế nào với những ưu điểm con đã đạt được. Làm như vậy sẽ khiến trẻ cảm phục lời phê bình của cha mẹ, giúp trẻ vui vẻ tiếp nhận để thay đổi những sai lầm đó.

4. Không được cường điệu hóa vấn đề
Đây là điều rất rõ ràng, trẻ nhỏ còn chưa hiểu biết về cuộc sống, khi phê bình trẻ, cha mẹ không nên làm to tát những lỗi lầm hay thiếu sót của trẻ. Cường điệu hóa vấn đề không cần thiết có thể sẽ làm trẻ lo lắng, tự ti. Quan trọng là chỉ ra được những sai sót để trẻ nhỏ tiếp thu và sửa chữa được nó.

5. Không lớn tiếng dọa nạt hay uy hiếp
Điều này là tuyệt đối KHÔNG. Khi cha mẹ hay người lớn phê bình trẻ nhỏ thì thái độ phải ôn hòa, không được lớn tiếng uy hiếp. Nếu không sẽ tạo ra những tác dụng không tốt lên tâm lý, sự bức xúc của trẻ,

6. Thời điểm hợp lý
Khi trẻ gây ra sai lầm hoặc thiếu sót, mẹ cha phải tìm cơ hội hợp lý để phê bình trẻ sớm nhất có thể. Phải phê bình đúng lúc và kịp thời, không nên để sau quãng thời gian dài, hiệu quả giáo dục sẽ không còn được tốt.

7. Cha mẹ cần đồng lòng dậy dỗ con
Khi con nhỏ mắc khuyết điểm, cha mẹ cần thống nhất việc phê bình con sao cho hợp lý, tránh tình trạng “người thì trách mắng, người kia thì xuê xoa”. Cha mẹ như vậy sẽ khiến trẻ nhỏ không sửa chữa sai lầm triệt để, mà còn tạo cho trẻ một thói quen rất xấu luôn tìm người che chắn mỗi khi mắc sai lầm, khiến trẻ ngày càng trở nên ương bướng.

Làm mẹ, ai cũng muốn dậy con những điều hay lẽ phải, phê bình những sai lầm, việc làm chưa tốt. Tuy nhiên, các mẹ cần tỉnh táo, sáng suốt để phê bình con hiệu quả và nuôi dạy con phát triển tốt nhất. Chúc các mẹ thành công!



Theo babyandmom.vn