Có một điểm bạn nên lưu ý là lan tách nhánh thường ra hoa sớm hơn lan gieo hạt. Nếu thực hiện đúng phương pháp, khi cây có được 3 giả hành hoặc 3 nhánh thì có thể ra hoa ngay lập tức. Nhưng nếu cây non bị èo uột, chậm lớn, kích thước quá nhỏ so với cây mẹ thì đó cũng là nguyên nhân khiến cây không thể ra hoa. Đặc biệt, với những giống lan không thích sự “động chạm”, quấy nhiễu thì sau khi thay chậu được 1 năm chúng mới ra hoa, điển hình là Coelogyne, Dendrobium.

Bạn không thể ép cây ra hoa nếu không tới mùa ra hoa. Mỗi giống lan có mùa nở hoa khác nhau, đa số là vào mùa hè thu. Một số giống khác thường nở hoa vào mùa đông xuân như Cymbidium. Nhưng cũng có một số giống lan chỉ cần chế độ chăm sóc đặc biệt là có thể ra hoa quanh năm như Cattleya, Phalaenopsis.

Ngoài ánh sáng thì nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh hoa lan hồ điệp. Nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều khiến cây khó ra hoa, thậm chí là không ra hoa được. Bạn nên cân bằng mức chênh lệch nhiệt độ lý tưởng giữa ban ngày với ban đêm, nếu vượt mức 10 độ F hay 6 độ C thì cây sẽ không ra hoa được.

Trước khi cây ra hoa cần có thời gian nghỉ. Lúc này cây đã hết tăng trưởng nên cần giảm lượng nước tưới để cây luôn trong tình trạng khô ráo, dễ ra hoa. Việc tưới nước quá nhiều có thể khiến cho cây không thể ra hoa được. Bên cạnh đó, việc bón phân không hợp lý cũng cản trở việc ra hoa của cây, nếu như bón phân với hàm lượng N quá cao trong điều kiện thiếu sáng thì cây sẽ không ra hoa. Nhưng nếu dùng phân 0:50:0 quá nhiều thì cũng không tốt, bởi cây sẽ còi cọc, có ra hoa cũng không đạt thẩm mỹ.

Từ xưa đến nay, hoa lan hồ điệp vẫn được biết đến như một loài hoa quý phái, hoa của những bậc vương giả. Nói đến hoa lan, người ta liên tưởng đến sự tinh khiết, thanh tao, niềm đam mê và tình yêu vĩnh cửu bất diệt. “Vua chơi lan, quan chơi trà”, thú vui xưa chỉ dành riêng cho tầng lớp vua quan, quý tộc nay đã được phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân. Chơi phong lan không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn là một nghề mang lại nguồn thu nhập lớn cho không ít người thực sự đam mê loài hoa được mệnh danh là tứ bất tử này.

Được biết đến không chỉ là nhờ vẻ đẹp của hoa, đặc biệt là sự độc đáo của lá, mà có còn mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng vì có thể dùng để chế tạo ra thảo dược chữa được nhiều bệnh cho con người. Đây cũng được biết đến như là một loài lan khá quý hiếm.

Người ta thống kê được có khoảng 40- 50 giống lan kim tuyến trên thế giới, trong đó các khu vực Hy Mã lạp sơn, Thái Lan, nam Trung Hoa, Việt Nam, Đài Loan, Tân Tây Lan và Úc châu tìm thấy khoảng 25 loài. Tên khoa học của lan kim tuyến được đặt theo chữ La tinh vào năm 1810, có tên là Anoectochilus do Carl von Blume. Sau này, Blume đề nghị đổi tên loài hoa này thành Anectochilus nhưng không được các nhà thảo mộc đồng ý. Do đó tới bây giờ chúng vẫn giữ được cái tên như ban đầu.


Theo Orchids of Indochina do Seidenfaden ấn hành năm 1992 thì tên gọi Anoectochilus setaceus auct. non Bl Averyanov 1988 của lan kim tuyến chỉ là đồng danh của loại lan Anoectocholus roxburghii được Lindleyii công nhận vào năm 1832.

Ở Việt Nam, trước khi mang tên lan kim tuyến thì nó có tên gọi là giải thùy Roxburgh do giáo sư Pham Hoàng Hộ đặt cho, còn giáo sư Trần Hợp gọi là lan sứa hồng. Sau này thống nhất thành lan kim tuyến.

Điểm thu hút đặc biệt của giá 1 chậu lan hồ điệp kim tuyến không nằm ở hoa mà trên các viền và gân lá. Vì hoa của lan kim tuyến màu trắng và khá nhỏ, nếu không phải là chuyên gia thì sẽ rất khó để phân biệt loài hoa này với các loại hoa khác như lan trang sức hay lan ngọc thạch như Eucosia, Googyera, Ludisa, Cyclopogon, Macodes…

Chủ đề cùng chuyên mục: