Lan hồ điệp thường khá kén người chăm nên không phải ai cũng chơi được quanh năm. Thông thường, những người yêu lan hồ điệp thường mua cho mình một chậu lan hồ điệp nở sẵn trước Tết khoảng nửa tháng. Tuy vậy, lúc đưa hoa về cũng cần phải có sự Chăm sóc lan hồ điệp sau tết kĩ càng để chúng có thể sống khỏe mạnh rực rỡ suốt những ngày đầu xuân. Đầu tiên là về ánh sáng. Lan hồ điệp ưa sáng thế nên cần để ở vị trí đón nhiều nắng để đảm bảo sự sống và trạng thái ra hoa của cây. Do vậy, người ta thường đặt chậu hoa ở cửa sổ, trước hiên nhà hoặc ban công. Tuy háo sáng, nhưng lan hồ điệp lại không ưa ánh sáng mặt trời trực tiếp vì lá sẽ bị cháy vàng, hoa nhanh tàn nên phải tránh không được để mặt trời chiếu thẳng vào cây.



Nhiệt độ tốt nhất cho lan hồ điệp ra hoa là từ 20-35oC. Vào thời điểm sát Tết, nhiệt độ thường thấp nên có thể dùng đèn chiếu ánh sáng nhân tạo cho cây. Có thể chiếu liên tục trong khoảng 12-14 tiếng hàng ngày. Về lượng nước, lan hồ điệp cần một lượng nước vừa phải. Vào sáng sớm, lúc mặt trời vừa ló dạng là thời điểm tưới hoa lí tưởng nhất. Đầu tiên dùng vòi phun sương nhẹ, tưới qua một lượt rồi vòng lại cho nước thẫm đẫm, tiếp đó tưới nước thẳng vào gốc, không cho nước bắn lên hoa vì như thế hoa sẽ bị đốm và nhanh tàn. Cũng hạn chế tưới lên lá, nếu lá ướt cần phải lau khô trước khi trời tối để tránh thối lá. Vào thời điểm hiện tại, nhiệt độ thấp nên khoảng 2 – 3 ngày tưới một lần vào sáng sớm và chiều tối.

Người trồng nên quan sát rễ cây đa phần các Cách trồng hoa lan hồ điệp công nghiệp bằng rêu nước, dịp Tết do người nhà vườn hoặc người chơi tưới nước nhiều, do vận chuyển, cắm que sắt uốn hoa làm cho rễ cây bị thối rất nhiều, ta cần rút bỏ bầu nhựa.



- Nếu thấy rễ cây vẫn còn tươi xanh, thối ít thì ta cố gắng giữ nguyên cả bầu của cây, dùng kéo sạch cắt bỏ tất cả các rễ thối, để nguyên các rễ vẫn còn tươi xanh. Bôi vôi, hoặc sơn móng tay, hoặc thuốc làm liền da cây, hoặc keo 502 vào tất cả các vết cắt đặt nguyên bầu cây vào chậu, dùng dây cố định chặt gốc cây lan không cho lung lay. Đổ dớn cọng đã xử lý nấm vào xung quanh chậu vỗ nhẹ cho hơi chặt, không phủ kín lên gốc để quan sát sự phát triển của rễ cây.

- Nếu rễ cây bị hỏng nhiều, gỡ bỏ toàn bộ phần rêu nước trong bầu cây để cắt rễ thối, cắt bỏ toàn bộ các rễ bị thối hoặc dập gãy. Bôi vôi, keo vào vết cắt, bỏ ít xốp vào đáy chậu.

Cây bị cắt gần như hết rễ nên rất khó đứng vững trong chậu. Dùng một thỏi xốp hình chữ nhật, đặt vào chính giữa gốc cây, cho cây lên cục xốp đó. Buộc dây vào gốc và buộc cố định chắc chắn sang hai bên không cho cây bị lung lay khi cầm chậu.

- Để cây vào chỗ mát, tránh mưa tuyệt đối, để khô khoảng ba ngày sau thì tưới đẫm toàn bộ chậu 1 lần.

- Pha phân bón B1 hoặc thuốc kích thích tăng trưởng như Atonic, K/H ...thật loãng, tỉ lệ 1/2 thìa cà phê cho 20 lít nước phun sương ẩm hàng ngày.

- Khoảng 1-2 tuần sau, các rễ mới nhú ra, đợi khi rễ non cắm vào giá thể thì đổ thêm một lớp đất vào.

- Sau 1-2 tháng cây phát triển ổn định trở lại, bón phân, tưới nước bình thường.

Mời độc giả chia sẻ kinh nghiệm về Cách chăm sóc lan hồ điệp.

Chủ đề cùng chuyên mục: