Lan Hồ Điệp có chừng 44 loại nguyên giống, mọc trên dãy Himalaya đến suốt châu Á và sang cả Úc châu. Việt Nam có chừng 7-8 giống. Vào năm 1750 G.E. Rumphius đã tìm ra cây Hồ Điệp nhưng lầm tưởng là một loại Angraecum và sau này Carl Blume mới tìm ra cây Phalaenopsis amabilis vào năm 1825. Theo tiếng La tin h chữ Phaluna có nghĩa là con bướm (moth) và opsis có nghĩa là giống như. Lan Hồ điệp là một loại lan thân đơn, ngắn, lá to và cứng, rễ dài. Những cây nguyên giống thường nở hoa vào mùa đông xuân, các cây lai giống hoa nở quanh năm. Nếu nuôi đúng cách lan hồ điệp có thể sống rất lâu. Có cây sống được trên 18 năm sau đó ra hoa ở ngọn rồi mới chết.



Lan hồ điệp là giống lan có hoa lâu tàn nhất và dễ dàng nở hoa ở nhiều điều kiện khác nhau. Do vậy theo các nước ở Châu Âu lan hồ điệp luôn được coi là một món quà của tình yêu. Lan hồ điệp còn tượng trưng cho sự sáng trong sung túc. Lan hồ điệp không rực rỡ, không nồng nàn nhưng với nhiều cốt cánh, dù trồng ở đâu khi nở hoa cũng thu hút mọi ánh nhìn bởi vẻ đep quý phái sang trọng của hoa. Còn theo phong thủy phương Đông lan hồ điệp mang đến sự may mắn sung túc cho gia đình, như Nhật Bản lan hồ điệp còn tượng trưng cho Hoàng Gia, được coi là biểu tượng của sự giàu có. Cách trồng hoa lan hồ điệp vào chậu và chăm sóc lan hồ điệp không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ. Yếu tố quan trọng nhất chỉ cần đòi hỏi sự tỉ mỉ khi chăm sóc.

Một cách trồng chung nhất cho các loại đơn thân là chậu thật thoáng, càng thoáng càng tốt, có thể đến mức cực đoan chỉ dùng chậu như giá thể duy nhất, tuy nhiên chỉ áp dụng cho nơi nào điều kiện độ ẩm ổn định, sự thông gió không đổi và nhất là, tiểu khí hậu thật điều hòa. Do đó chậu phải thật sạch, không có dấu vết của bất kỳ một loài rêu nào bám trên thành chậu. Thường các nhà trồng lan dùng than, gạch, dớn làm giá thể cho Hồ Điệp. Theo kinh nghiệm của nhiều người, chỉ vài cục than hoặc vài miếng ngói cong là đủ. Với cách trồng, Cách chăm sóc lan hồ điệp ra hoa này, khi cây đã thích nghi sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai và trong chậu hình như không có một cái rễ nào bị thôi. Ta nên thường xuyên thay chậu cho Hồ Điệp, biểu hiện của sự thay chậu là kích thước mất cân đối giữa cây và chậu, chậu bị vỡ, giá thể bị hư hao. Có thể thay chậu một cách đơn giản bằng cách đập bỏ những phần chậu cũ có rễ bám hoặc để nguyên chậu cũ vào chậu mới lớn hơn. Nếu muốn tiết kiệm chậu, ta có thể nhúng vào dung dịch hỗn hợp nước với một loại thuốc ngừa rêu.



Với Hồ Điệp thì kinh nghiệm cho thấy, không cần tưới nước nhiều nhưng do Hồ Điệp rất thích ẩm nên rất dễ bị nấm, do đó phải thường xuyên phun thuốc phòng nấm. Mùa khô, nếu gió nhiều, cây dễ mất ẩm, nên thường xuyên kiểm tra để tưới thêm. Mùa mưa nên tránh không cho nước mưa đọng trên lá, không để mưa trực tiếp vô lá làm thối lá. Chậu trồng lan hồ điệp cần phải kín, muốn giữ ẩm tốt thì không nên tưới nhiều làm thối rễ. Trồng thoáng, để rễ mọc phía trên thì tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm.

Chủ đề cùng chuyên mục: