Gỗ nu là một danh từ chỉ chung về cách hình thành của một loại gỗ đặc biệt trên thân của các cây gỗ quý hiếm. Nu được sinh ra từ những vết dị tật, vết thương trên những cây có tuổi thọ lớn do bị chặt chém, bị gãy, bị sét đánh hoặc do những vết mối mọt sâu trong thân gỗ. Nó là bươu, phần dị tật...

Do đặc điểm sinh lý và lý do bảo tồn sự phát triển tự nhiên của cơ thể sống, cây hấp thu chất dinh dưỡng từ đất và không khí, dồn một lượng lớn vào nơi bị thương tổn, làm cho nó phát triển khác thường so với những nơi khác trên thân cây. Vì thế, chỗ thương tật phình to ra thành bươu.

Gỗ nu phố biến hiện nay là nu hương, nu nghiến, nu sưa… trong đó nu nghiến là loại được ưa chuộng nhất, nhiều người còn gọi đó là ngọc nghiến.

Một cách gọi khác mà ta thường nghe đó là Ngọc nghiến. Thực chất thì Ngọc nghiến cũng là nu nghiến nhưng cứng hơn do cây mọc ở những vùng vách đá cằn cỗi và ít dinh dưỡng do đó mà thời gian hình thành cũng lâu hơn và gỗ cứng hơn rất nhiều.

Không phải cứ thân cây lớn là sẽ có nu. Trong hàng trăm cây gỗ lớn sẽ chỉ có một số cây tạo được vài mảng nu và thậm chí nhiều loại gỗ quý như sưa thì cả trăm cây chỉ gặp được một đến hai cây cho nu. Gỗ nu tuy cứng nhưng nếu chế tác không khéo có thể gây nứt vỡ và xuống màu sau một thời gian sử dụng.

Nguồn: Nghego