PRP hay căng da mặt ma cà rồng là phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật mới nhất giúp bạn trẻ hóa làn da và căng da mặt. Công nghệ mang tính đột phá này đang dần trở nên phổ biến với nhiều ưu điểm nổi trội. Hãy cùng tìm hiểu thêm về phương pháp làm đẹp mới nhất này qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: căng da mặt không phẫu thuật an toàn

>>> Xem thêm: căng da mặt không phẫu thuật giữ được bao lâu

>>> Xem thêm: phẫu thuật căng da mặt




PRP là gì và tại sao nó được gọi là “căng da mặt ma cà rồng”?

PRP là viết tắt của cụm từ Platelet Rich Plasma (Huyết tương giàu tiểu cầu). Máu người thông thường được cấu thành bởi huyết tương và các tế bào máu (hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu). Tại phòng thí nghiệm, một thiết bị gọi là máy ly tâm chuyên quay máu bằng tốc độ cao sẽ được sử dụng nhằm tách máu và huyết tương. Khi đó, các tiểu cầu có xu hướng tập trung tại một khu vực của huyết tương. Phần nổi của dung dịch được tách được gọi là Platelet Poor Plasma (Huyết tương ít tiểu cầu). Trong khi đó, phần dưới gần máu sẽ có nồng độ tiểu cầu tương đối cao. Đây chính là cái chúng ta hay gọi là PRP, bởi lẽ, nồng độ huyết tương trong tiểu cầu thường cao hơn trong máu bình thường.

Cấu tạo và các tác nhân thúc đẩy sự phát triển của PRP đóng vai trò to lớn trong việc tái tạo và chữa lành các mô, trong đó có cơ bắp và các cơ quan khác trong cơ thể. Chúng cũng điều hòa, kích thích việc sản xuất collagen tự nhiên vốn là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể người có tác dụng giúp làn da trẻ trung, săn chắc. Ngoài ra, PRP cũng kích thích các tế bào biểu mô (như da), làm cho các tế bào phát triển và tái sinh nhanh hơn.

Tại sao PRP được gọi là “căng da mặt ma cà rồng”? Tên gọi này bắt nguồn từ việc so sánh hình ảnh ma cà rồng hút máu với công nghệ PRP vốn được thực hiện bằng cách chiết xuất máu của bệnh nhân.

Liệu pháp điều trị PRP ban đầu được áp dụng để chữa lành chấn thương khớp. Ngôi sao truyền hình thực tế nổi tiếng – Kim Kardashian West chính là người đã thử điều trị và quảng bá phương pháp PRP hay căng da mặt ma cà rồng, khiến nó giờ đây trở thành liệu pháp làm đẹp được ưa chuộng trên toàn thế giới trong việc giúp loại bỏ các nếp nhăn, sẹo trên khuôn mặt, cải thiện làn da bị tổn thương và thậm chí là loại bỏ quầng thâm dưới mắt.

Công nghệ PRP được thực hiện như thế nào?

Bước đầu tiên là lấy máu hoặc chiết máu của bệnh nhân giống như bất kỳ xét nghiệm máu bình thường nào. Sau đó, huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) được tạo ra bằng cách quay máu của bệnh nhân bằng máy ly tâm. Sau khi được tách khỏi các tế bào máu khác, chúng ta có PRP dưới dạng huyết thanh màu vàng trong. Một kích hoạt hóa học sẽ được thực hiện để tinh chế PRP, biến nó thành cấu trúc nền tơ huyết giàu tiểu cầu (PRFM) đặc hơn, bền vững hơn và hoat động giống như chất làm đầy giúp làm tăng thể tích bề mặt da.

Loại huyết thanh PRFM này sẽ được trộn với một lượng nhỏ chất làm đầy axit hyaluronic (ví dụ như Restylane); axit hyaluronic là một chất tự nhiên trong cơ thể được tìm thấy nhiều trong mô liên kết (như gân và dây chằng), biểu mô (như niêm mạc miệng) và tế bào thần kinh. Hỗn hợp mang tên Selphyl này sẽ được tiêm từ từ qua một mũi kim nhỏ đến các khu vực cần điều trị trên mặt như khóe miệng, trán, má hoặc cằm để làm trẻ hóa làn da mặt, kích thích sản sinh collagen tự nhiên cũng như tạo mô mỡ.

Quy trình này mất khoảng 30-40 phút để hoàn thành, thông thường là dưới hình thức gây tê cục bộ.

Ưu điểm của việc điều trị PRP là gì?

Việc điều trị bằng liệu pháp PRP có nhiều ưu điểm về cả phương diện thẩm mỹ lẫn tài chính. Phương pháp làm đẹp không xâm lấn sử dụng chính máu của khách hàng này khá an toàn và giúp giảm thiểu tối đa thời gian nghỉ dưỡng. Khả năng xảy ra tác dụng phụ là rất thấp vì cơ thể bệnh nhân thường luôn tương thích với chính máu lấy từ cơ thể.

Liệu pháp căng da mặt ma cà rồng cũng rẻ hơn rất nhiều so với các phương pháp căng da bằng phẫu thuật. (Selphyl thường có giá từ $1,100 đến $1,500 cho mỗi lần tiêm, ít hơn một nửa số tiền tối thiểu bạn phải chi cho phẫu thuật căng da). Tuy nhiên, để PRP mang lại hiệu quả kéo dài, khách hàng cần thực hiện lặp lại liệu pháp nhiều lần hơn so với phương pháp phẫu thuật.

Nhược điểm của phương pháp điều trị PRP là gì?

Liệu pháp điều trị PRP chỉ lý tưởng với những ai có dấu hiệu lão hóa nhẹ (như nếp nhăn ở trán, rãnh mũi má hay đường chân chim ở mắt). Những người có dấu hiệu lão hóa rõ rệt sẽ cần tới các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật hoặc các liệu pháp làm đẹp không xâm lấn khác như tiêm Botox hay căng da bằng chỉ để đạt hiệu quả tốt hơn.

Những người mắc chứng rối loạn chảy máu hoặc rối loạn đông máu, hay những người có mật độ tiểu cầu tự nhiên thấp trong máu không phải là ứng cử viên phù hợp cho liệu pháp PRP.

Những người có da nhạy cảm được khuyến cáo phải cực kỳ thận trọng và cần tư vấn với bác sĩ da liễu trước khi chọn điều trị bằng PRP vì phương pháp này có thể gây ra phản ứng không mong muốn cho tế bào da.

Mất bao lâu để thấy được kết quả sau điều trị bằng liệu pháp PRP?

Phương pháp điều trị PRP sử dụng các chất tự nhiên để giúp cơ thể tái sinh tế bào mong muốn và do đó kết quả sẽ không thể nhìn thấy ngay tức thì. Có thể mất tới 4 tuần để có thể nhìn thấy kết quả cuối cùng rõ ràng. Da bạn sẽ dần thay đổi với sự cải thiện rõ rệt trong sắc tố và kết cấu da. Nhiều khách hàng chia sẻ rằng làn da của họ dường như “có sức sống hẳn” sau đợt điều trị nhờ huyết tương trong Selphyl giúp kích thích việc sẳn sinh tế bào gốc và collagen một cách tự nhiên.

Kết quả thường kéo dài tối đa 18 tháng, do đó, bạn nên tiếp tục điều trị lặp lại liệu pháp PRP sau mỗi 12-18 tháng để có thể duy trì vẻ ngoài trẻ trung.