Hiện nay, tấc đất là tấc vàng và câu nói này không hề sai khi thị trường bất động sản càng về những tháng cuối năm 2019 lại càng sôi động và nhộn nhịp hơn. Vì vậy, bạn không thể làm ngơ trước những kinh nghiệm và kiến thức trong nghề nhằm giúp đảm bảo an toàn cho người mua và người bán.

1. Biết về thông tin quy hoạch khi mua bán

Theo đúng quy định của pháp luật hiện nay, một ngôi nhà hoạt đất đai không thể được mua bán nếu đang nằm trong phần được nhà nước quy hoạch. Và nếu bạn thực hiện mua đất ấy sẽ không thể thực hiện sang tên.

Xem thêm: Bán nhà nát quận 8 giá rẻ

Vấn đề này thường gặp phải do người bán hoặc môi giới cố tình giấu thông tin đất. Hay ngay bản thân cũng không biết được đất mình bán đang nằm trong diện quy hoạch. Người bán có thể trình ra mọi giấy tờ, hồ sơ liên quan, sổ đỏ riêng hoặc tra cứu trên văn phòng công chứng cũng không thể biết được có nằm trong diện quy hoạch hay không.

2. Thông tin về người mua bán nhà đất

Điều này sẽ giúp bạn đánh giá về độ tin cậy, tầm giá đất, từ đó có thể biết tầm giá có thể thương lượng và tính pháp lý của bất động sản. Có thể điều tra thông tin từ hàng xóm, láng giềng nhằm nắm rõ hơn thông tin của người bán, người mua.

Đối với những doanh nghiệp bất động sản, những thông tin về công ty ấy có thể dễ dàng tra cứu trên mạng và độ uy tín của họ cũng cao hơn. Biết thêm thông tin sẽ giúp việc kinh doanh nhà đất diễn ra suôn sẻ hơn.

3. Biết rõ thông tin về tranh chấp

Những vấn đề tranh chấp thường xảy ra là: Tranh chấp hàng rào, tranh chấp lối đi chung, đường thoát nước với nhà hàng xóm. Hoặc tranh chấp quyền sở hữu đất với anh chị em trong cùng gia đình. Những tranh chấp này bạn có thể đến hỏi trực tiếp người dân hoặc hàng xóm xung quanh biết thông tin cụ thể.

Với những tranh chấp lớn hơn: Tranh chấp đất với chính quyền sở tại, tranh chấp với doanh nghiệp, ….. có thể biết thông tin tại VPCC (Văn phòng công chứng) hoặc ủy ban nhân đân, cơ quan có thẩm quyền.


4. Thông tin vay nợ thế chấp đất

Mua phải đất thế chấp có thể nói rằng cực kỳ nguy hiểm cho người mua. Đặc biệt những ai đang kinh doanh nhà đất thì đây là việc không thể bỏ qua. Có hai mẫu thế chấp nhà đất thường hay gặp:

Xem thêm: Cần thuê nhà nguyên căn giá rẻ quận 8

Thế chấp cho ngân hàng

Vì là nơi thế đất hợp pháp, vậy nên mọi thông tin luôn được đảm bảo rõ ràng. Đất bị thế chấp sẽ luôn được ngân hàng gắn thêm thông tin thế chấp vào sổ đỏ (một số trường hợp giấy riêng) thường nằm ở trang 3 hoặc 4, và đóng dấu giáp lai rõ ràng.

Người bán đất thường sẽ cố gỡ giấy ra, nhưng dấu giáp lai chẳng thể xóa được. Bạn cũng hoàn toàn kiểm tra được thông báo thế chấp tại VPCC.

Thế chấp tín dụng đen

Đây là loại thế chấp rất nguy hiểm vì người cho thế chấp đa phần là giang hồ cộm cán, việc thế chấp cũng được thực hiện trên thủ tục riêng mà không làm ảnh hưởng tới sổ đỏ. Vậy nên rất khó để kiểm tra đất đã được thế chấp hay chưa. Không chỉ thế chủ đất còn có thể thế chấp đất ở nhiều nơi khác nhau.

5. Kiểm tra giấy tờ công chứng nhà đất

Sau khi đồng ý giao dịch nhà đất, người mua hoặc bán có thể gọi điện đến VPCC. Bạn sẽ được hỗ trợ, hướng dẫn chuẩn bị các loại giấy tờ cho cả người mua và người bạn. Đến VPCC sẽ được họ kiểm tra kỹ lượng giấy tờ của 2 bên. Điều này giúp tăng sự an toàn, chính xác tránh các trường hợp giấy tờ giả hoặc đất đai có vấn đề.

6. Mua bán nhà đất và việc sang tên sổ đỏ

Đơn giản và mau chóng nhất chính là sang tên sổ đỏ tại VPCC. Nơi đây giúp các hồ sơ pháp lý được tối giản hơn, kiểm tra xác thực và được chỉ dẫn chi tiết hồ sơ cần bổ sung, các cái thủ tục cần phải có và số lượng bản sao.

7. Thời điểm giao tiền và sổ đỏ

Thông thường sau khi hoàn tất các quá trình công chứng chuyển nhượng theo đúng quy trình pháp lý người mua vẫn chưa giao tiền cho người bán và ngược lại người bán vẫn chưa sổ đỏ gốc cho người mua.
Để giải quyết ổn thỏa 2 bên có thể nhờ VPCC giữ giấy tờ. Giữ cho đến khi cả 2 thực hiện xong việc chuyển tiền và sổ đỏ, sau đó cùng hẹn ngày đến VPCC để lấy giấy tờ.

Chủ đề cùng chuyên mục: