Dự án HDI 55 Lê Đại Hành - Nhìn lại 30 năm trước, ngày 22/10/1989, Tổ nghiên cứu đề án tổ chức hệ thống Tin học ngành tài chính (tiền thân của Cục Tin học và Thống kê tài chính ngày nay) được thành lập với sứ mệnh nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý tài chính. Tổ nghiên cứu ban đầu gồm 8 cán bộ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Chánh văn phòng Bộ lúc bấy giờ là ông Nguyễn Sinh Hùng (sau là nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính, nguyên Chủ tịch Quốc hội), và ông Phạm Văn Thuận (nguyên Cục trưởng đầu tiên của Cục Tin học và Thống kê tài chính).



Dự án HDI 55 Lê Đại Hành - Tiềm năng phát triển trong khu vực đối với dự án như thế nào

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, hệ thống Tin học Thống kê Tài chính đã trở thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc hiện đại hóa ngành tài chính, khẳng định vị thế của Tin học Thống kê Tài chính trên bản đồ CNTT Việt Nam. Đến nay, hệ thống Tin học Thống kê Tài chính đã có 6 đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin (CNTT) cấp Cục ở Trung ương, tại cấp tỉnh có các bộ phận tin học, phòng tin học, các trung tâm dữ liệu.

Toàn ngành tài chính có hơn 3.680 cán bộ, công chức, viên chức làm công tác CNTT chiếm khoảng 5% trong tổng số cán bộ công chức của ngành (với 450 cán bộ tin học Trung ương và hơn 3.230 cán bộ tin học ở địa phương), trong đó có 5 cán bộ có trình độ tiến sĩ, 88 cán bộ có trình độ thạc sĩ và còn lại là cán bộ có trình độ cử nhân/kỹ sư trong lĩnh vực CNTT.

Tiếp tục phát huy các thành quả đã đạt được, ngành tài chính đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ di động trong: Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên hệ thống Cổng Thông tin điện tử toàn ngành (bao gồm Cổng Thông tin Bộ Tài chính cũng như Cổng Thông tin của các đơn vị cấp Tổng cục) nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp có thể truy cập, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng Internet.

Chung cư Lê Đại Hành - Ngành tài chính cũng nghiên cứu, triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ di động cho một số ứng dụng nghiệp vụ/ứng dụng chỉ đạo điều hành tại đơn vị như: chương trình quản lý văn bản điều hành, các ứng dụng về quản lý văn phòng điện tử tiến tới hiện thực hóa “Văn phòng không giấy tờ”, ứng dụng hỗ trợ người nộp thuế; hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS; Hệ thống thông tin chỉ đạo và điều hành phục vụ lãnh đạo; hệ thống thông tin Quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), Hệ thống trao đổi dữ liệu thu nộp thuế giữa các cơ quan Thuế - Kho bạc - Hải quan – Tài chính...

Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được nghiên cứu, xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn từng bước đáp ứng được yêu cầu thông tin dữ liệu, phục vụ quản lý, điều hành và hoạch định chính sách của ngành tài chính, bảo đảm việc chia sẻ dữ liệu của ngành tài chính cho các bộ, ngành, địa phương khác có nhu cầu khai thác, sử dụng…

Đặc biệt, từ năm 2017, Bộ Tài chính đã áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để triển khai cung cấp Hệ thống hỏi đáp chính sách tài chính tự động trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính nhằm hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp tự tìm kiếm câu hỏi và trả lời các vấn đề liên quan đến thắc mắc về các chính sách của ngành Tài chính một cách tự động, thông minh. Qua đó đã rút ngắn được thời gian trả lời, giải đáp các vướng mắc của người dân, doanh nghiệp về cơ chế chính sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.

Trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính và các tổng cục đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 978 thủ tục (trong đó: 112 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1; 359 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; 197 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 310 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).

Cụ thể, việc cung cấp các dịch vụ điện tử trong lĩnh vực thuế, hải quan: dịch vụ khai thuế điện tử đã đạt 99,98% số doanh nghiệp sử dụng trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước; 99% doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử; 94,73% số hồ sơ thực hiện theo phương thức hoàn thuế điện tử; hơn 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử.

Việc đẩy mạnh triển khai dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp thể hiện sự công khai, minh bạch trong việc giải quyết thủ tục, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp, giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp của người dân, doanh nghiệp với cơ quan chức năng, qua đó giảm được những tiêu cực trong quá trình giải quyết hồ sơ.

Việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về ứng dụng CNTT trong thời gian qua không chỉ mang lại lợi ích hỗ trợ công tác quản lý tài chính của ngành mà còn mang lại hiệu quả rõ rệt cho toàn xã hội: năm 2018, Bộ Tài chính là cơ quan đầu tiên trong khối cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam và là 1 trong 31 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xuất sắc từ các quốc gia và nền kinh tế thành viên được Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) bình chọn trao giải thưởng quốc tế “ASOCIO Outstanding User Organization 2018” đối với hạng mục tổ chức ứng dụng CNTT xuất sắc khu vực châu Á, châu Đại Dương tại Tokyo, Nhật Bản; 2 năm liên tiếp (2017-2018), Bộ Tài chính dẫn đầu bảng xếp hạng kết quả về chỉ số tổng hợp mức độ phát triển Chính phủ điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ; 7 năm liên tiếp từ năm 2013 đến năm 2019 dẫn đầu trong bảng xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT (Vietnam ICT index) khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Nguồn tham khảo bài viết: http://isunshinecity.com/hdi-tower-55-le-dai-hanh