Biển báo chỉ dẫn giao thông là một phần không thể thiếu được, ngoài việc giúp tài xế lái xe an toàn, còn giúp cảnh sát giao thông điêù hướng giao thông tốt hơn.
Biển báo chỉ dẫn
Trên thực tế có rất nhiều biển báo chỉ dẫn, mỗi loại lại có ý nghĩa và mục đích sử dụng khác nhau.
Các loại biển báo chỉ dẫn phổ biến, hay gặp đó là:
- Nhóm biển R415:
 Các biển báo chỉ dẫn giao thông nhóm R.415 dùng để gộp làn đường theo phương tiện,báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường và loại xe được phép lưu thông trên từng làn đường.
 Biển chỉ áp dụng với những đoạn đường có 2 đến 4 làn đường, được đặt bên đường hoặc treo trên cột cần vươn.
 Loại biển R.415 không áp dụng với các xe chuyển làn để ra/vào hoặc dừng đỗ bên đường
 Ngoài ra, nhóm biển báo chỉ dẫn này phải kết hợp với vạch sơn phân chia làn đường phù hợp và thống nhất.
- Nhóm biển hiệu làn đường dành riêng cho mỗi loại xe R412:
 Nhóm biển báo chỉ dẫn giao thông đường bộ R412 báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt. Chỉ có loại xe đó mới được đi vào làn đường này, các xe khác không được đi, trừ xe ưu tiên.
 Biển được cắm phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy.
- Biển hiệu lệnh hướng đi R.411:
 Biển R.411 sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường, báo hiệu số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi theo vạch kẻ đường.
 Với loại biển này, người tham gia giao thông bắt buộc phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn.
Lỗi vượt xe không xi nhan
Trên thực tế vượt xe có rất nhiều lỗi hay gặp phải, lỗi vượt xe không xi nhan là một ví dụ.
- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn."
- Như vậy, trong tất cả các trường hợp vượt xe bạn đều phải có tín hiệu báo trước. Trong trường hợp này bạn không nói rõ phương tiện bạn sử dụng tham gia giao thông là xe mô tô hay ô tô. Vì vậy, chúng tôi có thể tư vấn cho bạn như sau:Điểm c khoản 5 điều 5 và điểm b khoản 1 điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:
- "Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
 Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;"
Tuổi canh ngọ mua xe màu gì?
Theo quy định phong thủy tuổi canh ngọ mua xe màu gì hợp? chúng ta cùng đi tìm hiểu cụ thể.
Những người tuổi canh ngọ sinh năm 1930, 1990, 2050, mang mệnh thổ. Vì mang mệnh thổ nên màu xe hợp và không hợp với canh ngọ:
• Xe Màu vàng, màu nâu đất: Màu vàng, màu nâu đất chính là màu bản mệnh của tuổi Canh ngọ. Nếu Đi xe Màu vàng, màu nâu đất người tuổi Canh ngọ không bị lạc đường, dễ tìm đường. Làm ăn thuận lợi.
• Xe Màu trắng, màu xám, màu ghi: Màu trắng, màu xám, màu ghi chính là màu tượng trưng cho hành Kim. Theo ngũ hành thì Thổ sinh Kim mà tuổi Canh ngọ thuộc mệnh Thổ, tức là bổn mạng sinh ra cái xe, xe hút hết năng lực cuộc đời, tai nạn dễ xảy ra, chủ nhân hay bị thương, sức khoẻ yếu kém, làm ăn bế tắc, có khi chết vì tai nạn xe cộ.
• Xe màu đen, xanh nước: màu đen, xanh nước là tượng trưng cho mệnh Thủy, Tuổi Canh ngọ mạng Thổ có màu tượng trưng là màu vang, màu nâu đất. Theo ngũ hành thì Thổ khắc Thủy, tức là xe bị bổn mạng khắc, đi xe hay bị hỏng, chính bổn mạng hay sinh tai nạn.
• Xe Màu đỏ, màu hồng, màu tím: Màu đỏ, màu hồng, màu tím tượng trưng cho mệnh Hỏa, Theo ngũ hành thì Hỏa sinh Thổ. Tuổi Canh ngọ thuộc mệnh Thổ Nghĩa là cái xe nâng đỡ bổn mạng, Đi xe ít tai nạn, sức khỏe tốt, ăn nên làm ra.