Khái niệm căn hộ thương mại hiện còn khá mới mẻ với nhiều người. Song, đây là dòng sản phẩm đang rất hút khách. Cùng Địa Ốc Long Phát tìm hiểu căn hộ thương mại là gì, những đặc điểm của loại hình BĐS này chi tiết trong bài viết dưới đây.

Căn hộ thương mại là gì?

Căn hộ thương mại là những căn hộ kết hợp giữa nhà ở với cửa hàng buôn bán, kinh doanh. Vừa có thể sử dụng là nhà ở, vừa có thể cho thuê, hoặc kinh doanh để thu lợi nhuận. Loại hình BĐS này thường được xây dựng trong các dự án khu chung cư, khu nghỉ dưỡng.


Căn hộ thương mại còn có tên gọi khác là shophouse. Khái niệm shophouse là gì được ra đời từ đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, khái niệm căn hộ thương mại là gì thì đến những năm 2016 mới dần phổ biến. Và đến những năm 2017-2018 loại hình nhà ở này mới trở thành xu hướng tại Việt Nam.

Căn hộ thương mại mang đến rất nhiều lợi ích cho người ở. Không chỉ giúp người mua vừa sở hữu được không gian sống hiện đại, vừa có thể ra tăng lợi nhuận bền vững. Ngoài ra, khi mua shophouse, khách hàng còn được hỗ trợ vay vốn ngân hàng trong khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, vì nằm trong cùng khuôn viên các dự án chung cư, khu nghỉ dưỡng nên người ở cũng được tận hưởng rất nhiều tiện ích đi kèm như: bể bơi, nhà đa năng, khu vui chơi,...

Đối tượng sở hữu căn hộ thương mại

Trên thực tế, bất kỳ ai có điều kiện tài chính đều có thể sở hữu loại hình BĐS này, từ công nhân viên, doanh nhân hay người dân bình thường.

Căn hộ thương mại thường được các chủ đầu tư xây dựng, bán hoặc cho thuê dựa trên cơ chế thị trường. Giá cả thuận theo quy luật cung cầu và thỏa thuận giữa 2 bên. Theo Dia Oc Long Phat cho biết, đây cũng được xem là điểm khác biệt của sản phẩm này với các loại hình căn hộ xã hội. Bởi căn hộ xã hội chỉ được bán khi khách hàng đáp ứng được các điều kiện do chủ đầu tư đưa ra.

Ưu điểm của căn hộ thương mại

Hiện nay, hoạt động mua bán căn hộ thương mại diễn ra sôi động chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Rất nhiều phân khúc, sản phẩm khác nhau ra đời nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung, dòng căn hộ này vẫn có những đặc điểm chung dưới đây.

Vị trí đẹp

Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn các dự án khác nhau. Nếu để ở, bạn nên chọn những căn yên tĩnh, thông thoáng. Còn nếu để kinh doanh, buôn bán thì bạn nên chọn những căn hộ có vị trí đẹp, ở trung tâm càng tốt, đặc biệt phải có đông người qua lại. Sự lựa chọn lý tưởng nhất là tầng trệt tại các khu chung cư.

Những căn này rất dễ dàng tiếp cận lượng khách lớn, ổn định. Không gian xung quanh sạch sẽ, thoáng đãng, dễ dàng tìm kiếm và gây ấn tượng với khách qua lại.


Thiết kế thông minh

Bên cạnh việc sở hữu để ở hoặc cho thuê shophouse, bạn có thể dùng để kinh doanh hoặc làm văn phòng công ty, trụ sở doanh nghiệp của mình. Với thiết kế sang trọng, hiện đại cùng nhiều tiện ích khép kín, rất nhiều doanh nghiệp, ngân hàng lựa chọn loại hình căn hộ thương mại làm văn phòng đại diện.

Kiến trúc độc đáo

Căn hộ thương mại là gì? Đây là loại hình nhà ở kết hợp với kinh doanh nên được các chủ đầu tư hết sức chú trọng đến kiến trúc thiết kế. Các căn hộ được căn chút cho vẻ bên ngoài độc đáo, lạ mắt, hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đồng thời, không gian nội thất bên trong cũng vô cùng sang trọng, tinh tế.

Mục đích của không gian kinh doanh trong căn hộ thương mại chính là đen đến sự thoải mái, thư giãn nhằm kích thích khách hàng chi nhiều tiền cho việc mua sắm.

Nhược điểm của căn hộ thương mại

Bên cạnh những đặc điểm ưu việt trên, khi tìm hiểu căn hộ thương mại là gì, chúng ta cũng có thể nhận ra một số hạn chế nhất định.

Thứ nhất là giá thành khá cao. Lý do là vì cơ hội sinh lời lớn, nguồn cung hiện nay lại hạn chế nên giá cao là điều dễ hiểu.

Nhược điểm thứ 2 của căn hộ thương mại là quyền sở hữu. Về mặt pháp lý, sản phẩm chỉ được cấp sổ hồng, thời hạn sử dụng tối đa là 50 năm

Cuối cùng, kinh doanh tại căn hộ thương mại ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố cộng đồng, đặc điểm và sức mua của các khách hàng quanh khu vực. Vì vậy, theo chuyên gia Long Phát, cần chú ý lựa chọn những căn nằm ở khu dân cư sầm uất và quan tâm đến sản phẩm mà bạn kinh doanh.

Chủ đề cùng chuyên mục: