Tiểu đường thai kỳ luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe doạ đến sức khoẻ của mẹ và em bé. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bầu hiểu chưa đúng về hiện tượng tiểu đường thai kỳ, cho rằng chỉ những người béo phì hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt mới mắc phải căn bệnh này. Trên thực tế, bất kỳ mẹ bầu nào khi mang thai cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh. Vậy xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì và khi nào cần thực hiện?
1. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng rối loạn dung nạp đường khi mang thai. Tình trạng này có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ mẹ và bé như: tiền sản giật, tăng huyết áp, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị tật bẩm sinh ở thai nhi, vàng da sơ sinh, béo phì,....
Bất kỳ phụ nữ mang thai nào đều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đặc biệt là đối với những thai phụ có tiền sử mắc bệnh hoặc gia đình có người mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ từng sảy thai, thai lưu hoặc sinh con dị tật, con to,... Chính vì vậy, việc thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để tầm soát tiểu đường thai kỳ là vô cùng cần thiết đối với mẹ bầu.
2. Khi nào cần làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Ngay từ lần khám thai đầu tiên, các bác sĩ sản khoa sẽ tiến hành đánh giá nguy cơ tiểu đường cho mẹ bầu. Đối với những chị em không có yếu tố nguy cơ thì sẽ được các bác sĩ chỉ định thử đường huyết lúc đói vào khoảng thời gian từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ.
Đối với các mẹ bầu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì sẽ được các bác sĩ tầm soát bằng liệu pháp dung nạp đường trong 3 tháng đầu thai kỳ. Xét nghiệm này sẽ được lặp lại lúc thai được 24 đến 28 tuần để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

>>.xem thêm:
cách chữa bệnh viêm ngứa phụ khoa
viên đặt phụ khoa
3. Quy trình tầm soát tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được khuyến cáo cho tất cả các sản phụ trong thời gian mang thai từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ. Việc xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng. Mẹ bầu được khuyến cáo nên nhịn ăn ít nhất 8 tiếng để đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm.
Quy trình tầm soát tiểu đường thai kỳ được thực hiện như sau:
  • Nhân viên y tế sẽ lấy máu để xác định chỉ số đường huyết lúc đói.
  • Tiếp theo, mẹ bầu được hướng dẫn uống một cốc 200ml nước có pha 75g glucose. Sau đó người bệnh cần nhịn ăn uống và kiêng vận động mạnh trong khoảng 1-2 tiếng.
  • Tiếp theo, nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy thêm 2 mẫu máu để đo đường huyết.
  • Kết quả đường huyết bình thường là:
  • Chỉ số đường huyết lúc đói: dưới 92 mg/dL (5,1 mmol/L),
  • Chỉ số đường huyết sau nghiệm pháp dung nạp 1 giờ là dưới 180 mg/dL (10 mmol/L)
  • Chỉ số đường huyết sau 2 giờ là dưới 153 mg/dL (8,5 mmol/L).
  • Mẹ bầu sẽ được xác định là mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu có từ 2 mẫu máu cao hơn các giới hạn trên. Nếu chỉ có một mẫu máu có chỉ số cao hơn thì mẹ bầu được xếp vào tình trạng rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ.

Hiện nay, dịch vụ thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn giúp khách hàng thực hiện đầy đủ các mốc khám thai, siêu âm và các xét nghiệm cần thiết trong suốt thai kỳ trong đó có xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Khách hàng đăng ký thai sản trọn gói cùng Bảo Sơn được chăm sóc và kiểm tra sức khỏe tận tình cả mẹ và bé trước, trong và sau sinh. Khách hàng có nhu cầu tư vấn về các gói dịch vụ thai sản, vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn theo số HotLine 091 585 0770​ và Tổng đài 1900 599 858