TRUNG TÂM KHÁM CHỮA BỆNH ĐÔNG Y GIA TRUYỀN HƯNG THỌ

Nhận điều trị các loại bệnh có hiệu quả cao sau:
Chữa bệnh trĩ tại Vinh
Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại Vinh

Đông y gia truyền Hưng Thọ, Đông y gia truyền tại Nghệ An giới thiệu bài viết

Đối tượng nào thường hay bị trĩ?

Thật ra từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào cho thấy đối tượng nào hay bị bệnh trĩ. Nếu trong gia đình có người bị bệnh trĩ thì các thành viên khác có bị hay không? Chưa có câu trả lời chính xác nhưng có một số yếu tố rất quan trọng mà khá nhiều nghiên cứu trên thế giới và cả ở Việt Nam đều kết luận, đó là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ:

- Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như nhân viên bán hàng, thợ may, thư ký...

- Những bệnh nhân mắc bệnh táo bón kinh niên, khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài.

- Những bệnh nhân bị kiết lỵ: Cũng do phải đi cầu nhiều lần trong ngày làm gia tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.

- Ngoài ra trĩ còn xuất hiện ở những bệnh nhân mắc các bệnh khác như: Hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng, u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh...

Bệnh trĩ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Đi tiêu ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đi tiêu khó khăn... đã hành hạ họ và làm cho bệnh nhân suốt ngày ở trong một tình trạng tinh thần rất không thoải mái.

Hơn thế nữa, những bệnh nhân bị bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất trễ vì đây là một bệnh của vùng kín, lúc nào cũng cần được che đậy nên bệnh nhân thường ái ngại khi đi khám bệnh, nhất là đối với phụ nữ.


Chữa trị: Uống thuốc hay phẫu thuật?

Bệnh trĩ có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau và có thể điều trị theo Tây y hoặc Đông y. Mỗi phương pháp lại có những ưu và nhược điểm riêng.

Theo Tây y, đầu tiên phải kể đến phương pháp nội khoa với nhiều loại thuốc và nhiều dạng sử dụng, từ thuốc uống làm tăng sức bền thành mạch, kháng sinh, chống viêm, giảm đau trong cơn đau cấp tính, đến các dạng tọa dược nhét hậu môn, các loại pomade bôi tại chỗ... Đây là điều trị đầu tay, khởi nguồn cho mọi phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp nội khoa chỉ áp dụng cho những búi trĩ nhỏ, chưa bị chảy máu nhiều, đang giai đoạn cấp tính gây đau đớn, viêm nhiễm.

Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, cần phải can thiệp vào búi trĩ bằng các thủ thuật chích xơ với thuốc gây xơ, đốt lạnh, thắt dây thun, đốt điện lưỡng cực, quang đông bằng hồng ngoại hay bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ bằng phẫu thuật Longo và Longo cải tiến cho kết quả khá khả quan như thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ.

Để đánh giá chính xác mức độ nặng nhẹ của bệnh, bệnh nhân cần được khám ở một bác sĩ chuyên khoa và được soi hậu môn trực tràng để đánh giá phân độ một cách chính xác. Việc chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ.

Với bệnh trĩ độ 1, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa đơn thuần bằng cách sử dụng các loại thuốc uống, tọa dược hay pomade bôi tại chỗ và không cần phải nằm bệnh viện. Với trĩ độ 2 và độ 3 mà búi trĩ còn nhỏ thì có thể sử dụng các thủ thuật như chích xơ hay đốt bằng hồng ngoại... Phẫu thuật chỉ dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 có búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều.

Về cơ bản, việc điều trị bệnh trĩ theo Tây y có ưu điểm là có thể điều trị được tất cả các dạng và mức độ trĩ với việc áp dụng phẫu thuật cắt trĩ. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cắt trĩ chỉ là điều trị triệu chứng hay điều trị phần ngọn, chưa điều trị được nguyên nhân gây ra bệnh nên tỷ lệ tái phát rất cao sau phẫu thuật. Ngoài ra, một số biến chứng thường gặp của phẫu thuật cắt trĩ là hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ, nhiễm trùng...

Theo Đông y, việc điều trị bệnh trĩ bằng Đông y đã được áp dụng từ hàng ngàn năm trước và hiện nay vẫn là phương pháp được ưa chuộng hơn. Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ: thuốc uống dạng nước, bột… hoặc thuốc cao, thuốc bột để bôi… như PG60, khô trĩ tán B, C, chè trĩ, mỡ trĩ, bột ngâm trĩ… Tuy nhiên để điều trị bệnh trĩ ở mức độ nặng (trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ vòng, trĩ hỗn hợp) thì không nhiều, thời gian điều trị thường dài.

Điều trị bệnh trĩ bằng Đông y có ưu điểm là điều trị từ căn nguyên của bệnh, điều trị bệnh tận gốc nên có tính triệt để hiệu quả lâu dài, không có biến chứng, ít đau, chi phí điều trị thấp… Một trong những bài thuốc nam được các chuyên gia đánh giá cao trong điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ là Bài thuốc chữa bệnh trĩ của người H'Mông do điều trị được các mức độ trĩ bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại.

TS. Nguyễn Đức Ninh