Những người mắc chứng viêm loét dạ dày, tá tràng có hệ tiêu hóa kém và nhạy cảm hơn người không mắc chứng bệnh này. Hiện nay cũng chưa có một chế độ ăn đặc biệt nào cho bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
Theo như các chuyên gia thì thuốc chính là vai trò chính trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Tuy nhiên để chữa trị căn bệnh này thì việc ăn uống cũng là một vấn đề được quan tâm.
da-day-1
Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng

chữa bệnh đạu dạn dày, chữa viên dạ dày

Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn và các yếu tố tiến triển của bệnh có mối quan hệ với nhau, vì vậy trong khi điều trị các bác sĩ pần lớn đều phối hợp giữa thuốc chữa bệnh và chế độ ăn.
Cụ thể các nguyên tác trong chế độ ăn của bệnh loét dạ dày, tá tràng
- Tránh kích thích sự tiết acid quá nhiều của dạ dày
- Tận dụng các thực phẩm có khả năng trung hòa tính acid của dịch vị.
- Tránh làm dạ dày quá căng.
- Hỗ trợ các dưỡng chất giúp vết loét mau lành.
- Tránh các yếu tố nguy cơ.
Thực phẩm
Các thực phẩm giàu đạm được xem là chất đệm tạm thời để trung hoa các chất được tiết ra từ dạ dày, nó được xem là “chiếc áo khoác” của niêm mạc dạ dày.
Acid béo thiết yếu cũng giúp bảo vệ niêm mạc của đường tiêu hóa, sử dụng chất béo trong mỗi bữa ăn hàng ngày là rất tốt.
da-day-2
Các amino acid tham gia vào việc tái tạo mô của ổ loét nên được khuyến nghị cung cấp đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt , Glutamine là nguồn năng lượng chính của các tế bào niêm mạc dạ dày, vì vậy việc bổ sung Glutamine từ 500 đến 1000mg mỗi ngày được khuyến nghị đối với bệnh nhân loét dạ dày , các thực phẩm có nhiều Glutamine là: Quả hạnh, Hạt Hướng Dương, hạt mè , mầm lúa mì, phó mát loại cứng mịn.
Ngoài ra các chất khoáng, kẽm, đồng và vitamin cũng rất cần thiết cho việc điều trị chứng bệnh viêm loét dạ dày.
Cách ăn
- Ăn 3 bữa chính và 3 bữa phụ mỗi ngày. Đặc biệt tránh tình trạng quá đói hoặc quá no, tránh ăn trong vòng 3 giờ trước khi ngủ ( bữa ăn trước khi ngủ sẽ làm tăng tiết acid trong đêm). .
- Ăn chậm, nhai kỹ.
Thư giãn
- Tạo không khí vui vẻ trong các bữa ăn
- Điều hòa công việc một cách hợp lý nhằm tránh tình trạng căng thẳng liên tục là
- Nguy cơ của sự hình thành ổ loét trong dạ dày.
Thích ứng cá thể
- Tránh những thức ăn hoặc thức uống gây cảm giác khó chịu , ví dụ như nước cam, các trái thuộc họ chanh, cam, các thức ăn có chứa cà chua bởi vì chúng có thể gây kích thích tiết acid trong dạ dày, mặc dù ở một số bệnh nhân không cảm thấy khó chịu gì khi sử dụng chúng.
- Bệnh nhân loét dạ dày có tình trạng dinh dưỡng tốt thì sự lành các vết loét sẽ tốt hơn bệnh nhân suy dinh dưỡng.
Với những lưu ý trên về chế độ ăn uống cho người bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng sẽ giúp cho căn bệnh của bạn thuyên giảm. Cùng song song với việc thực hiện những bước trên các bạn nên tham khảo thêm về điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng bằng thuốc nam, với những vị thuốc hoàn toàn được làm từ thảo dược nên không gây ảnh hưởng hay tác dụng phụ như thuốc tây.
Các bạn cũng nên tham khảo những lời khuyên về bệnh dạ dày và những thực đơn dưỡng vị cho người sa dạ dày mà chúng tôi đã giới thiệu với các bạn ở những bài trước nhé, nó rất tốt cho sức khỏe của bạn cũng như dạ dày.