qua phat thu từ lâu đã là một loại quả quen thuộc đối với nhiều gia đình ở Việt Nam. Phật thủ thường được bầy trên mâm ngũ quả, trên bàn thờ cúng tổ tiên với mong muốn được che chở, bao bọc của gia chủ. Không chỉ vậy, người ta còn cho rằng mùi thơm của loại quả này có công dụng lưu giữ Thần, Phật và gia tiên ở trong nhà lâu hơn, gia đình có thể nhận được nhiều sự bảo hộ cũng như tài lộc hơn.
Name:  Qua-phat-thu-dep-Trai-phat-thu-dep-3-700x300.jpg
Views: 49
Size:  56.9 KB
Trái phật thủ có màu xanh nhạt hoặc vàng, hình thù giống với tay Phật. Phật thủ thuộc họ cam quýt, bên trong ruột thì đặc, có màu trắng giống với cùi của quả bưởi. Vỏ và thân cây phật thủ chưa nhiều vitamin, đặc biệt là vị chanh và tinh dầu từ vỏ.
Cây phật thủ
Những câu chuyện về Quả phật thủ không chỉ liên quan tới các yếu tố thần linh mà còn có những câu chuyện liên quan đến tình cảm, sự hiếu thảo của người con đối với người mẹ thân sinh của mình.

Ngày xưa, khi rừng núi còn phổ biến, có hai mẹ con nhà kia chung sống với nhau. Một ngày, vì làm việc nặng nhọc, vất vả, người mẹ bị ốm. Cậu con trai rất hiếu thảo, cậu đã đi tìm rất nhiều vị lương y để chữa bệnh cho mẹ nhưng đều không hiệu quả.
Cay phat thu
Nỗi lo về bệnh tình của mẹ luôn hiển hiện trong tâm trí cậu, thậm chí theo vào giấc mơ. Đêm đó, vì chăm sóc cho mẹ vất vả, cậu đã ngủ thiếp đi.Trong giấc mơ, cậu đã nhìn thấy một nàng tiên xinh đẹp, nàng đưa cho mẹ cậu một loại trái cây giống bàn tay cổ tích, mẹ cậu chỉ cần ngửi một chút, bệnh tình đã giảm đi rất nhiều . Tuy nhiên, bệnh của mẹ cậu chỉ tốt hơn trong vòng 72 ngày, sang đến ngày 73 bệnh lại tái phát. Ngay lúc này, chàng trai bừng tỉnh và nhận ra rằng đây chỉ là một giấc mơ, nhưng tròng lòng cậu đã xác định được nơi có loài trái cây có thể chữa khỏi bệnh cho mẹ mình là núi tiên. Chàng trai quyết định ra đi và tìm núi tiên cho dù chỉ là một tia hi vọng nhỏ nhoi.

Cuộc hành trình của cậu đã kéo dài chín mươi chín ngày liên tiếp, đia qua mọi ngọn núi, mọi ngọn cỏ, nhưng cậu vẫn không thể tìm được loài cây trong giấc mơ đó. Màn đêm buông xuống, vì quá kiệt sức, cậu gục ngã nơi đỉnh núi cuối cùng của một dãy núi nọ. Đột nhiên một cơn gió thổi đến, một ông già mờ mờ với chùm râu trắng tiến lại phía cậu. Ông lão vuốt ve bộ râu và chỉ cho cậu chỗ có thể lấy được loại quả mà cậu đang tìm.

Trong lòng mừng rỡ, cậu bỏ qua cơn mệt mỏi, cố gắng leo lên đỉnh, nơi có trái cây cổ tích để chữ bệnh cho mẹ. Khi leo lên đến nơi, chàng trai thấy nơi dây giống như tiên cảnh, cây, hoa đung đưa trong gió giống với những nàng tiên. Đột nhiên có một nàng tiên có trong giấc mơ của cậu hiện ra và nói: “Cậu đã trải qua một hành trình dài và gian khổ để tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ, tấm lòng hiếu thảo của cậu thật đáng khen ngợi, cậu hãy đi theo tôi”.

Nàng tiên dẫn chàng trai tới khu vườn cổ tích và đưa cho cậu loại trái cây có trong giấc mơ. Trở về nhà, cậu đem trồng cây và tưới nước và chăm sóc hàng ngày. Cũng từ ngày só, bệnh của mẹ anh đã được cải thiện từng ngày.

Tương truyền nơi đâu trồng loài cây này thì nơi đó an bình, thịnh vượng. Có lẽ cũng bởi hình thù của quả này giống với bàn tay nên người ta gọi nó là Quả phật thủ với ngụ ý cầu mong một sự trường thọ, may mắn, cát lợi. Ngày nay, Quả phật thủ luôn được coi trọng cả về ý nghĩa tâm linh và lợi ích về sức khỏe.