Theo phong tục cổ truyền Tết Nguyên Đán bắt đầu từ giao thừa. Nên ông bà thường khuyên con cháu kể từ giờ phút này nên vui vẻ với nhau, không nên cải cọ, không làm vở chén bát.Còn ông bà, cha mẹ lo lễ cúng giao thừa, là lễ cúng đưa tiễn các vị hành khiến năm cũ và đón rước các vị hành khiến năm mới ở ngoài sân, và trong nhà thì cúng ông bà tổ tiên…Sau đó là cùng nhau ăn uống vui vẻ, chúc Tết lẫn nhau, kể cả lì xì đầu năm cho nhau để chúc may mắn cho từng thành viên trong gia đình.


Sáng mùng một Tết thì các thư sinh chọn giờ Hoàng đạo để khai bút đầu năm với văn hay chữ tốt để lấy hên đầu năm, hoặc cùng cả nhà chờ đón vị khách đầu tiên đến xông đất, xông nhà đầu năm.Vị khách đặc biệt này có thể là ngẫu nhiên, có thể là đã được gia đình “chọn trước Tết” , để sáng sớm mùng một là phải đến xông đất, xông nhà. Nếu không, có vị khách khác đến xông đất trước là bị chủ nhà quở trách là xúi quẩy cả năm…

Xem thêm :Xem thêm : cách bày trí mâm ngũ quả ngày tết

Thông thường vị khách này đã được chọn tuổi hợp với chủ nhà như sau:

1- Chủ nhà tuổi Tý : Thì chọn người tuổi Thân, Thìn (Tam hợp), Tuổi Sửu (Nhị hợp).
2- Chủ nhà tuổi Sửu : Thì chọn tuổi Tỵ, Dậu, Tý.
3- Chủ nhà tuổi Dần : Thì chọn tuổi Ngọ, Tuất, Hợi.
4- Chủ nhà tuổi Mẹo : Thì chọn tuổi Mùi, Hợi, Tuất.
5- Chủ nhà tuổi Thìn : Thì chọn tuổi Tý, Thân, Dậu.
6- Chủ nhà tuổi Tỵ : Thì chọn tuổi Sửu, Dậu, Thân.
7- Chủ nhà tuổi Ngọ : Thì chọn tuổi Dần, Tuất, Mùi.
8- Chủ nhà tuổi Mùi : Thì chọn tuổi Mẹo, Hợi, Ngọ.
9- Chủ nhà tuổi Thân : Thì chọn tuổi Tý, Thìn, Tỵ.
10- Chủ nhà tuổi Dậu : Thì chọn tuổi Sửu, Tỵ, Thìn.
11- Chủ nhà tuổi Tuất : Thì chọn tuổi Dần, Ngọ, Mẹo.
12- Chủ nhà tuổi Hợi : Thì chọn tuổi Mẹo, Mùi, Dần.

Xem thêm : http://www.womantoday.vn/2015/01/cho...-mui-2015.html

Chủ đề cùng chuyên mục: